Kiểm soát tốt dịch truyền và kim luồn tĩnh mạch ngoại biên

C6.1. Hệ thống quản lý điều dưỡng được thiết lập đầy đủ và hoạt động hiệu quả
1. Thực trạng, lý do, sự cần thiết cải tiến

Đặt catheter vào trong lòng mạch khi NB nằm điều trị trong bệnh viện, là một thao tác thường gặp trong chăm sóc, chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Đây là một kỹ thuật xâm nhập vào cơ thể NB, do vậy trong quá trình thực hiện quy trình này từ chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, kỹ thuật vô khuẩn NB, kỹ thuật đặt, che phủ và chăm sóc sau đặt đều phải tuyệt đối vô khuẩn. Nếu quá trình thực hiện không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc vô khuẩn, có thể đưa các tác nhân gây bệnh vào ngay vị trí đặt sau đó vào dòng máu, dẫn đến sự tụ tập vi khuẩn trong và ngoài lòng mạch, hậu quả là gây nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết xảy ra trong quá trình điều trị NB có đặt catheter là NKH tiên phát, không có và không ở trong giai đoạn ủ bệnh của NKH tại thời điểm nhập viện và nguyên nhân có liên quan đến việc đặt catheter. Việc phòng ngừa NKH là một việc làm cần thiết và có thể thực hiện được nếu như chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quá trình vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật xâm lấn này.

Năm 2022, chỉ số đánh giá việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn đạt 92% tuy nhiên việc chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi chưa tốt nhất là các khoa khối nhi (Băng keo cố định kim luồn dơ, dính máu không thay, chuôi kim luồn đọng nhiều máu do không được tráng kim luồn sau rút máu hoặc sau truyền dịch…). Đặc biệt trong năm qua có nhiều trường hợp hoại tử cơ nặng do tai biến thoát dịch truyền ra ngoài thành mạch ở bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết cũng như nhiều trường hợp bệnh nhi truyền dịch không đúng tốc độ, chậm hoặc nhanh hơn so với y lệnh (báo cáo tổng kết công tác điều dưỡng năm 2022).

2. Mục tiêu hoạt động/đề án cải tiến

-  Tỷ lệ người bệnh truyền dịch không đúng tốc độ theo y lệnh < 3%.

-  Tỷ lệ chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi chưa tốt (Băng keo cố định kim luồn dơ, dính máu không thay, chuôi kim luồn đọng nhiều máu do không được tráng kim luồn sau rút máu hoặc sau truyền dịch…) < 5%.

3. Tóm tắt các giải pháp cải tiến

-  Cũng cố kiến thức chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại biên theo quy định Bộ Y tế.

-  Xây dựng bảng kiểm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.

-  Kiểm tra, giám sát, nhắc nhở thường xuyên để tạo thành thói quen trong công việc của điều dưỡng.

4. Tổng số kinh phí thực hiện đề án cải tiến chất lượng
0VNĐ
5. Kết quả, hiệu quả
Hình ảnh trước
HÌnh ảnh sau
6. Tác động

Lập kế hoạch, xây dựng bảng kiểm giám sát, kiểm tra dịch truyền và kim luồn tĩnh mạch ngoại vi, thông qua Hội đồng ĐD, trình Giám đốc ký quyết định ban hành (Tháng 02/2023).

- Tập huấn nhắc lại phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên người bệnh có catheter tĩnh mạch ngoại biên và giới thiệu bảng kiểm cho tất cả ĐD, HS, KTV các khoa lâm sàng (Tháng 03/2023).

- Thiết kế bảng kiểm trên Google Form và hướng dẫn các ĐDTK giám sát, kiểm tra (Tháng 03/2023).

- Triển khai giám sát, kiểm tra ở tất cả các khoa lâm sàng (từ tháng 04/2023 đến tháng 11/2023).